Mẹ và Bé – Ha Long Bay – Du lịch Hạ Long – Tour du lịch Hạ Long Bay https://www.halongbay.net.vn Hạ Long Bay, Dịch vụ du lịch Hạ Long. Thông tin về du lịch Hạ Long. Danh bạ website về du lịch, Danh bạ website cho doanh nghiệp, Danh bạ website. Fri, 20 Dec 2019 04:39:46 +0000 vi-VN hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.3.15 Top 9 cách chăm sóc trẻ sơ sinh cho người lần đầu làm mẹ https://www.halongbay.net.vn/cam-nang/top-9-cach-cham-soc-tre-so-sinh-cho-nguoi-lan-dau-lam-me.html https://www.halongbay.net.vn/cam-nang/top-9-cach-cham-soc-tre-so-sinh-cho-nguoi-lan-dau-lam-me.html#respond Fri, 20 Dec 2019 11:39:46 +0000 https://www.halongbay.net.vn/?p=6738 Việc học cách chăm sóc cho trẻ sơ sinh là hết sức quan trọng đối với những ai lần đầu […]

The post Top 9 cách chăm sóc trẻ sơ sinh cho người lần đầu làm mẹ appeared first on Ha Long Bay - Du lịch Hạ Long - Tour du lịch Hạ Long Bay.

]]>
Việc học cách chăm sóc cho trẻ sơ sinh là hết sức quan trọng đối với những ai lần đầu làm mẹ. Trong thời gian đầu tiên khi tiếp xúc với trẻ, bạn sẽ hơi “căng thẳng” và bỡ ngỡ trước những “tín hiệu không lời” của chúng. Đừng quá lo lắng, bạn sẽ quen dần với nhu cầu của trẻ và đáp ứng đúng lúc khi trẻ cần. Để làm được điều đó, trước tiên bạn phải học một số cách chăm sóc trẻ sơ sinh ngay từ khi bé còn trong bụng mẹ.

1. Cách bế trẻ sơ sinh

Một trong những kỹ năng chăm sóc trẻ sơ sinh đầu tiên mẹ cần học đó là cách bế trẻ, vì lúc này xương bé còn mềm, cổ chưa đủ cứng cáp để có thể giữ cố định. Mẹ dùng một tay đỡ phần cổ của bé, tay còn lại nâng người bé và để bé nằm dọc, song song với cơ thể mẹ. Đặt bé trên vai mẹ. Một tay mẹ dùng để đỡ cổ và đầu bé, tay còn lại làm chỗ tựa hông và mông cho con.

9 cách chăm sóc trẻ sơ sinh

9 cách chăm sóc trẻ sơ sinh

2. Cách cho trẻ sơ sinh bú

Hãy cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu đời, vì sữa bé chính là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất dành cho trẻ sơ sinh. Sữa mẹ giúp trẻ dễ tiêu hóa và có chứa nhiều kháng thể giúp bé chống lại tác nhân gây bệnh. Mẹ nên chia cữ bú thường xuyên, khoảng 1,5 – 2 tiếng một lần trong vài tuần sau sinh vì lúc này dạ dày bé còn khá nhỏ. Mẹ cũng cần vệ sinh bầu vú sạch sẽ trước và sau khi cho bé bú bằng cách dùng khăn mềm nhúng nước ấm, rồi lau sạch bầu vú. 

Cách cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ

Cách cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ

3. Cách vỗ lưng cho trẻ sơ sinh ợ hơi sau khi bú

Trẻ sơ sinh thường bú nhiều lần trong ngày, trong quá trình đó có thể bé sẽ nuốt vào một lượng không khí. Lượng khí này nếu tồn đọng có thể gây cảm giác khó chịu, đầy hơi và nôn trớ ở trẻ. Vì vậy, giải pháp tốt nhất là mẹ học cách vỗ lưng cho trẻ để đẩy hơi ra bên ngoài. Các bước vỗ ợ hơi cho trẻ dễ dàng như sau: Mẹ lấy một cái khăn sạch đặt lên vai. Bế vác trẻ, sao cho đầu trẻ tựa vào vai mẹ. Một tay bế trẻ, một tay mẹ xoa vùng lưng trẻ theo hình tròn hoặc chụm bàn tay lại vỗ lưng theo hướng từ dưới lên để bé ợ hơi.

4. Cách cho trẻ sơ sinh ngủ

Trẻ sơ sinh ngủ rất nhiều có thể lên đến 18 tiếng mỗi ngày. Bé có thể ngủ cả ngày và đêm trong suốt những tuần đầu tiên, đồng thời bé cũng chưa phân biệt được giữa ngày và đêm. Để giúp bé tập thói quen thức vào ban ngày và ngủ ban đêm, mẹ có thể thực hiện theo những cách sau:

  • Hạn chế ánh đèn sáng mỗi khi cho trẻ ngủ, tránh tiếng ồn làm bé giật mình, mẹ nên vỗ về và hát ru để bé chìm vào giấc ngủ nhanh hơn. 
  • Phòng ngủ của bé nên giữ sạch sẽ và thoáng mát.  
  • Không nên cho bé ngủ ở tư thế nằm sấp. 
  • Không để quá nhiều gối, thú bông xung quanh bé vì những thứ này có thể khiến bé bị ngạt thở.

5. Cách dỗ trẻ sơ sinh nín khóc

Với trẻ sơ sinh, khóc là một cách để “giao tiếp” với người lớn. Việc trẻ khóc quấy luôn khiến bố mẹ phải “đau đầu”, vì thế bố mẹ cần tìm hiểu một số nguyên nhân bé khóc đêm và áp dụng những cách dưới đây:

  • Bé khóc vì đói: Hãy vỗ về một lát cho bé bình tĩnh lại, sau đó cho bé bú.
  • Bé khóc đòi bế: Ẵm bé lên lắc lư nhẹ nhàng, nói chuyện hoặc hát cho bé nghe. Tắt bớt đèn hoặc giảm tiếng ồn xung quanh để bé cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Bé khóc vì mệt: Khi chưa được ngủ trong nhiều giờ, hoặc xung quanh quá ồn ào cũng có thể khiến trẻ quấy khóc. Lúc này mẹ nên quấn bé và dỗ cho bé ngủ.
  • Bé muốn ợ hơi: Sau khi cho bú mà bé vẫn quấy khóc thì có thể bé đang bị đầy hơi. Lúc này mẹ hãy áp dụng mẹo vỗ ợ hơi đã hướng dẫn phía trên nhé.

6. Cách thay bỉm cho trẻ sơ sinh

Nếu bé chưa rụng rốn, mẹ nên chú ý không để bỉm chạm hoặc đè lên cuống rốn. Mẹ cần lau sạch từ trước ra sau trong khi vệ sinh cho bé để tránh nhiễm khuẩn vùng kín. Nhớ lau khô trước khi đóng bỉm mới cho trẻ. Nếu trẻ bị hăm da, mẹ tháo bỏ bỉm, rồi thoa kem chống hăm đến khi bé hết hăm mới tiếp tục dùng bỉm nhé.

7. Cách mát-xa cho trẻ sơ sinh

Mẹ nên trải chiếc khăn bông trên mặt phẳng rộng như giường rồi đặt bé lên. Mẹ nên làm ấm bàn tay bằng cách chà xát hai bàn tay lại với nhau. Có thể sử dụng thêm dầu mát-xa dịu nhẹ, không gây kích ứng cho da bé. Bắt đầu mát-xa từ chân, tay rồi đến ngực, bụng và cuối cùng là lưng.

Cách massage  cho trẻ sơ sinh

Cách massage cho trẻ sơ sinh an toàn và khoa học nhất.

8. Cách quấn khăn cho trẻ sơ sinh

Các bước quấn khăn cho trẻ sơ sinh

  • Mẹ trải tấm khăn quấn bé lên trên một mặt phẳng rộng. Khăn đặt theo dạng hình thoi, ngay trước mặt mẹ.
  • Gấp góc khăn cao nhất của hình thoi xuống khoảng 20 cm, có thể tùy chỉnh tùy vào kích thước của bé.
  • Đặt đặt bé vào giữa tấm khăn, sao cho cổ và lưng đè lên nếp gấp.
  • Mẹ đặt tay phải của bé xuôi theo chiều dài cơ thể, để khủy tay của bé hơi cong. Kéo phủ chéo phần khăn bên phải lên mình bé, rồi nhẹ nhàng nâng mình bên trái của bé để chèn phàn khăn thừa xuống dưới lưng.
  • Tiếp tục đặt tay trái của bé xuôi theo cơ thể, rồi kéo phủ phần khăn bên trái lên mình bé.
  • Quấn ngược phần khăn dư ở dưới chân lên và cố định vị trí khăn quấn.

9. Cách gắn kết với trẻ sơ sinh

Để tạo sự gắn kết thân thiết với trẻ sơ sinh, mẹ hãy tương tác với trẻ bằng cách ôm ấp, vỗ về, cho bé tiếp xúc da với mẹ. Ngoài ra, mẹ cũng có thể đến gần mỉm cười, gọi tên bé, nói chuyện thì thầm, hát cho bé nghe, hoặc giới thiệu một số đồ chơi nhiều màu sắc để bé giải trí và phát triển khả năng nghe, nhìn. Những việc làm tuy đơn giản nhưng sẽ giúp tạo ra sợi dây tình cảm bền chặt giữa mẹ và bé.

Trên đây là những cách chăm sóc trẻ sơ sinh căn bản nhất giúp những ai lần đầu làm mẹ có thể nuôi con đúng cách. Hy vọng các bạn đã nắm bắt được nhiều thông tin bổ ích và chuẩn bị sẵn sằng để bước vào hành trình chăm sóc “thiên thần nhỏ” đầu tiên của mình nhé!

The post Top 9 cách chăm sóc trẻ sơ sinh cho người lần đầu làm mẹ appeared first on Ha Long Bay - Du lịch Hạ Long - Tour du lịch Hạ Long Bay.

]]>
https://www.halongbay.net.vn/cam-nang/top-9-cach-cham-soc-tre-so-sinh-cho-nguoi-lan-dau-lam-me.html/feed 0
Dấu hiệu cận thị nào ở trẻ nhỏ dễ phát hiện ra? https://www.halongbay.net.vn/cam-nang/me-va-be/dau-hieu-can-thi-nao-o-tre-nho-de-phat-hien-ra.html https://www.halongbay.net.vn/cam-nang/me-va-be/dau-hieu-can-thi-nao-o-tre-nho-de-phat-hien-ra.html#respond Wed, 08 Aug 2018 22:45:48 +0000 http://www.halongbay.net.vn/?p=6627 Dấu hiệu cận thị không khó xác định, nếu bố mẹ chịu khó thường xuyên quan sát các hoạt động […]

The post Dấu hiệu cận thị nào ở trẻ nhỏ dễ phát hiện ra? appeared first on Ha Long Bay - Du lịch Hạ Long - Tour du lịch Hạ Long Bay.

]]>
Dấu hiệu cận thị không khó xác định, nếu bố mẹ chịu khó thường xuyên quan sát các hoạt động của con. Ngay khi nhận thấy dấu hiệu bất thường ở mắt trẻ, cần đưa bé đi khám và điều trị đúng cách. Để có thêm cơ sở xem xét trẻ có cận thị hay không, bố mẹ hãy tham khảo 5 dấu hiệu trẻ bị cận được liệt kê dưới đây nhé.

1. Cận thị là gì?

Để biết đâu là dấu hiệu cận thị, trước hết cần tìm hiểu rõ ràng khái niệm loại tật khúc xạ mắt này. Cận thị là tình trạng khiến một người chỉ có thể quan sát mọi sự vật, hiện tượng ở 1 cự ly gần. Với mắt bị cận, hình ảnh sẽ hội tụ ở trước võng mạc, chứ không phải ngay tại võng mạc như mắt bình thường.

Cận thị xuất hiện ở cả trẻ em và người lớn, nhưng đối tượng mắc phải nhiều nhất là những trẻ trong độ tuổi đi học. Dù không tác động nặng đến sức khỏe, nhưng cuộc sống và sinh hoạt của trẻ cận thị bị ảnh hưởng rất nhiều. Do đó, bố mẹ cần nắm rõ các dấu hiệu cận thị ở trẻ, để kịp thời phát hiện và tìm cách điều trị nếu nghi ngờ con mình mắc phải.

tỉ lệ trẻ cận trong lớp học ngày càng tăng

Tỷ lệ học sinh cận thị trong 1 lớp ngày càng tăng. Ảnh Internet

2. Các dấu hiệu cận thị phổ biến ở trẻ

2.1. Trẻ không thể nhìn thấy các vật ở cự ly xa

Mắt một người bình thường có thể nhìn xa trung bình khoảng 3m. Đối với trẻ có dấu hiệu cận thị, khả năng nhìn xa suy giảm mạnh. Có bé chỉ nhìn xa được khoảng 0.5 – 1m.

2.2. Tầm nhìn mọi vật ở khoảng cách gần

Tình trạng trẻ có thói quen ngồi xem tivi ở cự li gần, sử dụng điện thoại, máy tính, chơi game, và cúi mặt quá gần, là một trong những dấu hiệu cận thị hàng đầu mà bố mẹ cần lưu tâm. Mắt trẻ tiếp xúc thường xuyên với tia bức xạ từ các sản phẩm công nghệ, khiến khả năng nhìn gần bị giảm sút. Chính điều này làm cho các con luôn phải tiến sát gần tivi, bài vở mới thấy rõ được hình ảnh, nét chữ. Ngoài ra, khi xem tivi hoặc tập trung nhìn gì đó, nếu mắt bé có dấu hiệu hơi lé nhẹ, thì cũng cần phải đưa bé đi kiểm tra.

màn hình máy tính gây hại cho mắt

Nhìn lâu vào màn hình các thiết bị điện tử luôn tìm ẩn nguy cơ cận thị. Ảnh Internet

2.3. Trẻ nhạy cảm trước các tác động của ánh sáng

Trẻ em độ tuổi nhỏ rất dễ bị sốc nhiệt độ. Nhất là khi đi ngoài trời nắng về, mắt bé có dấu hiệu nháy và điều tiết liên tục thì bố mẹ nên lưu ý. Đặc biệt, dưới ánh sáng đèn Led, đèn điện, thường làm bé chảy nước mắt. Ngay cả các hoạt động ngoài trời có ánh nắng cũng khiến khả năng nhìn gần của các con trở nên hạn chế. Đây chính là những dấu hiệu cận thị bố mẹ cần đưa vào vòng nghi ngờ. Để từ đó, kịp thời đưa con đi khám, điều trị sớm, tránh cận nặng hơn.

2.4. Triệu chứng đau đầu, chóng mặt

Khi bị cận, bé không thể nhìn rõ được vật ở xa, phải thường xuyên vận động căng mắt để nhìn rõ hơn. Ngồi nhìn lên bảng trong lớp hay lúc tập trung viết bài, bắt buộc trẻ phải chú tâm quan sát. Tình trạng này kéo dài, dẫn đến trẻ đau đầu, chóng mặt, có thể nặng hơn là buồn nôn. Bố mẹ hãy đặc biệt lưu ý những dấu hiệu cận thị này để sớm có phương án xử lý phù hợp.

2.5. Thói quen thường xuyên dụi mắt, nghiêng đầu để quan sát

Bé thường lấy tay dụi vào mắt khi đang tập trung vào nhìn một vật nào đó, hoặc đang vui chơi bình thường, thì đây cũng có thể là một trong các dấu hiệu cận thị đặc trưng. Hơn nữa, nếu bé không thể nhìn thẳng quan sát, mà phải nghiêng đầu hoặc liếc nhìn, thì bố mẹ nên đưa con đi khám mắt liền.

trẻ nhức mắt

Trẻ cận thị hay chịu tình trạng nhức mỏi mắt. Ảnh Internet

3. Phụ huynh nên làm gì trước những dấu hiệu cận thị ảnh hưởng đến thị lực của bé?

  • Khi nghi ngờ bé bị cận, nên đưa bé đến ngay cơ sở y tế uy tín chuyên về mắt để kiểm tra chính xác.
  • Thay đổi ngay những thói quen quan sát, sinh hoạt của con, xem bé có cải thiện được các triệu chứng cận nói trên hay không.
  • Chọn loại bàn thông minh chống gù chống cận joykids để rèn tư thế ngồi học cho con hợp lý.
  • Tăng cường bổ sung thêm các chất vitamin A, B, chất xơ,…để mắt bé giảm bớt điều tiết, không bị áp lực nặng.
nhắc nhở trẻ sinh hoạt lành mạnh

Ba mẹ cần tạo điều kiện đưa trẻ đi tham gia hoạt động vui chơi ngoài trời thay vì ngồi lâu trước máy tính. Ảnh Internet

Dấu hiệu cận thị một khi đã mắc phải – ít nhiều cũng làm giảm hiệu suất học tập và sinh hoạt của trẻ em. Đối với trẻ chưa cận thị, nên dựa vào những yếu tố chúng tôi vừa chia sẻ để đưa ra phương án phòng ngừa thích hợp cho con. Hãy làm tất cả có thể để bảo vệ đôi mắt sáng, khỏe cho con, bố mẹ nhé!

Bảo Tiên tổng hợp tổng hợp

The post Dấu hiệu cận thị nào ở trẻ nhỏ dễ phát hiện ra? appeared first on Ha Long Bay - Du lịch Hạ Long - Tour du lịch Hạ Long Bay.

]]>
https://www.halongbay.net.vn/cam-nang/me-va-be/dau-hieu-can-thi-nao-o-tre-nho-de-phat-hien-ra.html/feed 0
Đặt tên cho con trai họ Nguyễn năm 2018 như thế nào để gặp nhiều điều tốt lành https://www.halongbay.net.vn/cam-nang/me-va-be/dat-ten-cho-con-trai-ho-nguyen-nam-2018-nhu-nao-de-gap-nhieu-dieu-tot-lanh.html https://www.halongbay.net.vn/cam-nang/me-va-be/dat-ten-cho-con-trai-ho-nguyen-nam-2018-nhu-nao-de-gap-nhieu-dieu-tot-lanh.html#respond Mon, 15 Jan 2018 11:03:39 +0000 http://www.halongbay.net.vn/?p=6394 Đặt tên cho con trai họ Nguyễn 2018 chắc chắn là điều rất nhiều cha mẹ đang quan tâm. Ở […]

The post Đặt tên cho con trai họ Nguyễn năm 2018 như thế nào để gặp nhiều điều tốt lành appeared first on Ha Long Bay - Du lịch Hạ Long - Tour du lịch Hạ Long Bay.

]]>
Đặt tên cho con trai họ Nguyễn 2018 chắc chắn là điều rất nhiều cha mẹ đang quan tâm. Ở nước ta, họ Nguyễn là một dòng họ rất lớn trong phạm vi các dòng họ, chiếm một tỉ lệ dân số khá đông đảo. Vì thế, đặt tên cho con trai họ Nguyễn sao cho thật hay và ý nghĩa, cũng như gặp nhiều may mắn tốt lành hẳn là vấn đề mà không ít các bố mẹ trẻ mang họ Nguyễn đặc biệt quan tâm.
Đối với người phương Đông, việc chọn một cái tên để gửi gắm niềm hy vọng, mong đợi cho con yêu lớn lên sẽ thành công, trở thành người thông minh, tài giỏi rất được coi trọng. Thấu hiểu mong muốn đó, Yeutre.vn xin giới thiệu đến các bố mẹ một số cách đặt tên cho con trai họ Nguyễn 2018 hay nhất để bố mẹ dễ dàng lựa chọn như dười đây nhé.

1. Đặt tên con trai họ Nguyễn sinh năm 2018 sao cho đẹp

1.1 Đặt tên cho con trai họ nguyễn dựa theo “bộ chữ” tiếng Hán

Đặt tên cho con trai họ Nguyễn theo bộ chữ tiếng Hán - Ảnh Internet

Đặt tên cho con trai họ Nguyễn theo bộ chữ tiếng Hán – Ảnh Internet

Nhiều gia đình lựa chọn cách đặt tên cho con trai dựa theo “bộ chữ” trong tiếng Hán, sau đây là một số ví dụ bạn có thể tham khảo :
Dựa theo bộ Kim, bố mẹ có thể đặt tên cho con là: Kính, Tích, Khanh, Chung, Điếu…
Dựa theo bộ Mộc, con trai có thể có tên là: Tùng, Bách, Đào, Lâm, Sâm…
Bộ Ngọc với các tên con trai: Trân, Châu, Anh, Lạc, Lý, Nhị, Chân, Côn…
Bộ Thạch trong các tên như: Châm, Nghiễn, Nham, Kiệt, Thạc…
Nếu là bộ Thuỷ, bố mẹ có thể đặt cho con tên là: Giang, Hà, Hải, Khê, Trạch, Nhuận…
Căn cứ vào bộ Hoả, bạn cũng có thể chọn một trong các tên sau cho con như: Lô, Thước, Huân, Hoán, Luyện, Noãn…

1.2 Đặt tên con trai họ Nguyễn dựa trên nguyên tắc “tam hợp”
Từ xưa, ông bà ta đã có quan niệm “Tam hợp, tứ hành xung”. Khái niệm “tam hợp” được cho là gắn với nhiều điều thuận lợi, may mắn và tốt lành còn khái niệm “tứ hành xung” lại mang ý nghĩa ngược lại và được cho là xung khắc, không thuận lợi, hay gặp trắc trở…
Liên quan đến “tam hợp, tứ hành xung”, nói một cách dễ hiểu hơn, tuổi của mỗi người tương ứng với 12 chi, mà thông thường mọi người vẫn hay cho là tương ứng với 12 con giáp: Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Trong đó, mỗi tuổi đều hợp với một số con giáp, cũng như xung khắc với một số con giáp khác.

Tam hợp, tứ hành xung nên được lưu ý khi đặt tên con trai họ Nguyễn - Ảnh Internet

Tam hợp, tứ hành xung nên được lưu ý khi đặt tên con trai họ Nguyễn – Ảnh Internet

Theo cách hình học thì nếu như đem 12 con giáp này chia đều nhau trên một hình tròn thứ tự như dưới thì ta sẽ có 4 tam giác cân và 3 hình chữ thập:
Theo đó, 4 tam giác cân được tượng trưng cho 4 bộ “tam hợp”: các tuổi cách nhau 4, 8, 12, 16, 20… tuổi
Tỵ – Dậu – Sửu (tạo thành Kim cuộc)
Thân – Tý – Thìn (tạo thành Thủy cuộc)
Dần – Ngọ -Tuất
Hợi – Mẹo – Mùi (tạo thành Mộc cuộc)
Và 3 hình chữ thập tượng trưng cho 3 bộ “tứ hành xung”: các tuổi cách nhau 3, 6, 9, 12, 15, 18, 21… tuổi
Dần -Thân – Tỵ – Hợi
Thìn -Tuất – Sửu – Mùi
Tý – Ngọ – Mẹo – Dậu
Dựa theo quan niệm trên thì tên của con nên chứa các chữ thuộc bộ “tam hợp”. Trong trường hợp này, bé trai sinh năm 2018 là tuổi Tuất, tức là sẽ hạp với Tuổi Dần (con hổ) và tuổi Ngọ (con ngựa). Vì thế, để mang lại nhiều may mắn cho con, bố mẹ nên đặt tên cho bé chứa các chữ như Hổ, Lạc, Đẳng, Hoa, Khiên, Đốc, Tuấn, Hiến, Trúc, Kỳ, Xứ.
Ngoài ra, các bố mẹ cũng không nên đặt tên cho con chứa những từ thuộc nghĩa đối xung với tuổi Tuất là tuổi Thìn (con rồng), tuổi Sửu (con trâu) và tuổi Mùi (con dê). Theo đó, bố mẹ tránh đặt tên cho con trai sinh năm 2018 chứa các từ như Tài, Hiền, Nghĩa, Mỹ, Thiện… để tránh những điều không tốt có thể xảy đến với con yêu của mình nhé.

1.3 Đặt tên cho con trai họ Nguyễn với những từ mang ý nghĩa tốt đẹp

Tên Đăng Quang mang ý nghĩa thông minh sáng láng - Ảnh Internet

Tên Đăng Quang mang ý nghĩa thông minh sáng láng – Ảnh Internet

Bạn có thể lựa chọn những tên sau đây để đặt cho bé trai sinh vào năm 2018 nhé:
Tài Đức: Hãy là một chàng trai tài đức vẹn toàn
Đăng Khoa: Mong con luôn thi đỗ trong mọi kỳ thi
Tuấn Kiệt: Mong con trở thành người xuất chúng trong thiên hạ
Thanh Liêm: Mong con hãy sống trong sạch
Bình Nguyên: Tâm hồn con bao la như một vùng đất rộng lớn
Đông Phong: Con là ngọn gió Đông khoáng đạt, mạnh mẽ
Hải Đăng: Con là ngọn đèn sáng giữa biển đêm
Thành Đạt: Mong con thành công, làm nên sự nghiệp
Phúc Điền: Mong con luôn làm điều thiện
Tài Đức: Hãy là một chàng trai tài đức vẹn toàn
Vinh Quang: Con là người giỏi giang, mang lại vẻ vang cho gia đình, dòng họ
Minh Quân: Con có khí chất phi phàm như một vị quân vương

2. Những lưu ý bố mẹ cần nắm bắt

Đặt tên cho con trai họ Nguyễn không khó như nhiều bố mẹ đang băn khoăn - Ảnh Internet

Đặt tên cho con trai họ Nguyễn không khó như nhiều bố mẹ đang băn khoăn – Ảnh Internet

Không chỉ nói riêng trong cách đặt tên cho con trai mà kể cả việc đặt tên cho con nói chung, bố mẹ nên tránh những vấn đề dưới đây:
– Không đặt tên con trùng với người thân, họ hàng trong gia đình, dòng họ, đặc biệt là những người trong họ mà bị chết trẻ vì theo quan niệm dân gian từ xưa của ông bà ta, cách đặt tên như thế dễ bị cho là “phạm thượng” (có lỗi với bề trên, với người lớn trong dòng họ, không thể hiện sự tôn kính với người lớn, thậm chí có thể bị quở phạt)…
– Không nên đặt tên con quá ngắn hoặc quá khó đọc, quá đặc biệt khiến con sau khi lớn lên cảm thấy tự ti và cũng khiến người khác hay nhầm lẫn khi gọi tên con.
– Tránh đặt tên theo những quá nổi tiếng, vì như thế có thể vô tình gây ra áp lực đối với sự phát triển bình thường của con.
– Không nên đặt tên con trai dễ gây nhầm lẫn giới tính. Bố mẹ nên đặt tên con trai sao cho mạnh mẽ, nam tính.
– Không nên đặt tên con theo nghĩa thô tục, tối nghĩa, hoặc liên quan đến các bộ phận tế nhị của con người, bệnh tật, hay là hiện tượng không tốt lành (sấm, bão, lũ…) hoặc những điều không may mắn, không trong sáng.
Thực ra, mỗi cái tên đều có ý nghĩa khác nhau của nó nên các bạn có thể thoải mái lựa chọn theo sở thích của mình, chỉ cần bạn thấy tên đó ổn và mang ý nghĩa tốt đẹp là được. Vì thực ra, cái tên không thể quyết định cả cuộc đời một đứa trẻ sau này nên các bạn không nên quá áp đặt, tranh cãi gây mất tình cảm gia đình nhé. Điều quan trọng là các bạn phải để bé sinh ra trong tình yêu thương thì bé mới có thể phát triển đầy đủ và toàn diện nhé.
Đặt tên con trai họ Nguyễn 2018 là một điều quan trọng. Tuy nhiên, không chỉ ở cái tên, bé còn cả một chặng đường dài phía trước để khôn lớn, trưởng thành, hình thành nhân cách, mà phần lớn sự trưởng thành của bé do bố mẹ nuôi dạy hướng dẫn. Chúc các bố mẹ lựa chọn được cái tên vừa ý cho con mình một cách dễ dàng và chăm sóc bé thật tốt để bé có thể phát triển toàn diện, luôn ngoan, cũng như có một cuộc sống tốt đẹp may mắn như bố mẹ gửi gắm từ trong cái tên cho con nhé.

Thái Oanh tổng hợp.

The post Đặt tên cho con trai họ Nguyễn năm 2018 như thế nào để gặp nhiều điều tốt lành appeared first on Ha Long Bay - Du lịch Hạ Long - Tour du lịch Hạ Long Bay.

]]>
https://www.halongbay.net.vn/cam-nang/me-va-be/dat-ten-cho-con-trai-ho-nguyen-nam-2018-nhu-nao-de-gap-nhieu-dieu-tot-lanh.html/feed 0
Những loại rau giàu chất đạm tốt nhất cho trẻ em https://www.halongbay.net.vn/cam-nang/me-va-be/nhung-loai-rau-giau-chat-dam-tot-nhat-cho-tre-em.html https://www.halongbay.net.vn/cam-nang/me-va-be/nhung-loai-rau-giau-chat-dam-tot-nhat-cho-tre-em.html#respond Tue, 13 Dec 2016 23:17:48 +0000 http://www.halongbay.net.vn/?p=6288 Chất đạm (protein) là một chất dinh dưỡng cần thiết cấu tạo nên hệ cơ, da và các cơ quan […]

The post Những loại rau giàu chất đạm tốt nhất cho trẻ em appeared first on Ha Long Bay - Du lịch Hạ Long - Tour du lịch Hạ Long Bay.

]]>
Chất đạm (protein) là một chất dinh dưỡng cần thiết cấu tạo nên hệ cơ, da và các cơ quan trong cơ thể của trẻ nhỏ. Trong những năm tháng đầu đời, trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển liên tục và cần rất nhiều chất đạm. Vì thế, cần bổ sung những thực phẩm giàu chất đạm để con đạt được những mốc phát triển bình thường. Ngoài thịt, các loại rau giàu chát đạm là thực phẩm vừa cung cấp chất đạm, chất xơ rất tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên được cho vào thực đơn ăn uống hàng ngày của con.

1. Bông cải xanh

 

Bông cải xanh chứa nhiều sắt và protein giúp bé phát triển tốt

                      Bông cải xanh chứa nhiều sắt và protein giúp bé phát triển tốt

 

Một chén bông cải xanh xắt nhỏ có thể chứa khoảng 2,6 gam protein, rất tốt cho quá trình cấu tạo lớp da hồng hào của trẻ sơ sinh. Mẹ có thể chế biến bông cải xanh cho bé dưới dạng luộc, hấp hoặc nấu cùng thịt gà, thịt bò.
Ngoài ra, bông cải xanh còn chứa một hợp chất dinh dưỡng khác là sắt, yếu tố giúp hình thành tế bào máu.

2. Đậu Hà Lan

Mỗi cốc đậu Hà Lan chứa khoảng 9 gram protein và nhiều chất dinh dưỡng khác như vitamin A, C, thiamin, phốt pho và sắt. Ngoài ra, vitamin B và folate được tìm thấy trong đậu Hà Lan có thể giúp giảm nguy cơ trẻ nhỏ mắc bệnh về tim. Trộn chung đậu Hà Lan với các loại rau dạng salad cho bé thưởng thức là cách chế biến phổ biến nhất của nhiều bà mẹ cho con ăn dặm.

3. Măng tây

100 gram măng tây có chứa khoảng 2,4 gram protein giúp ích trong quá trình tiêu hóa và hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Măng tây khi chế biến có mùi thơm dịu và rất mềm, đây là thực phẩm được rất nhiều bé thích ăn.
Ngoài ra, măng tây còn có đặc tính chống viêm, chất chống oxy hóa giúp bảo vệ làn da của trẻ trước những tác hại gây ra từ ánh sáng mặt trời

4. Giá đỗ

 

Gi á đỗ chứa nhiều kẽm, lectin và protein tốt cho bé

                        Giá đỗ chứa nhiều kẽm, lecithin và protein tốt cho bé

 

Chọn đỗ giá cho khẩu phần ăn của con là một trong những lựa chọn tuyệt vời để cung cấp chất đạm.
Một bát đỗ giá chứa khoảng 2,5 gam protein và nhiều chất dinh dưỡng khác như lecithin, kẽm.
Để đảm bảo an toàn và hợp vệ sinh, mẹ có thể tự tay làm giá đỗ bằng một số cách đơn giản có trên mạng. Sau đó chế biến chung với các loại thịt như thịt lợn, thịt gà để  đổi khẩu vị cho con.

5. Rau bina (rau chân vịt)

Rau bina là một “siêu thực phẩm” phổ biến được dùng cho trẻ nhỏ trong thời kỳ ăn dặm. Ngoài một số chất dinh dưỡng có trong rau bina như chất chống oxy hóa, khoáng chất thì rau bina còn rất nhiều chất đạm, protein.

6. Cải xoăn

 

Cải xoăn

                         Cải xoăn chứa nhiều protein và có thể chế biến thành nhiều món

 

Rau cải xoăn là một trong những loại rau lá xanh giàu protein nên được thêm vào món súp, món thịt hầm, hoặc làm rau salad cho trẻ nhỏ đều được.

7. Nấm

Với một kết cấu vững chắc và tính chất tăng cường miễn dịch, các loại nấm giúp cho bữa ăn của con ngon và bổ dưỡng hơn. Nấm cũng nằm trong danh sách những thực phẩm nhiều chất đạm có thể dùng để chế biến các món ăn cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, mẹ nên lựa chọn những loại nấm có nguồn gốc chất lượng và hạn sử dụng còn mới để tránh gây ngộ độc.

The post Những loại rau giàu chất đạm tốt nhất cho trẻ em appeared first on Ha Long Bay - Du lịch Hạ Long - Tour du lịch Hạ Long Bay.

]]>
https://www.halongbay.net.vn/cam-nang/me-va-be/nhung-loai-rau-giau-chat-dam-tot-nhat-cho-tre-em.html/feed 0
Mách mẹ 7 bài thuốc dân gian trị sâu răng cho trẻ https://www.halongbay.net.vn/cam-nang/me-va-be/mach-me-7-bai-thuoc-dan-gian-tri-sau-rang-cho-tre.html https://www.halongbay.net.vn/cam-nang/me-va-be/mach-me-7-bai-thuoc-dan-gian-tri-sau-rang-cho-tre.html#respond Fri, 02 Dec 2016 14:42:11 +0000 http://www.halongbay.net.vn/?p=6238 Sâu răng là tình trạng xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ, vừa khiến bé cảm thấy khó chịu, vừa […]

The post Mách mẹ 7 bài thuốc dân gian trị sâu răng cho trẻ appeared first on Ha Long Bay - Du lịch Hạ Long - Tour du lịch Hạ Long Bay.

]]>
Sâu răng là tình trạng xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ, vừa khiến bé cảm thấy khó chịu, vừa ảnh hưởng tới mặt thẩm mỹ. Vì thế, các mẹ hãy bỏ túi những bài thuốc dân gian trị sâu răng cho trẻ hiệu quả và có thể thực hiện ngay tại nhà sau đây:

 

1. Lá trầu không

 

Sử dụng lá trầu không là một bài thuốc dân gian trị sâu răng cho trẻ được sử dụng từ lâu. Với bài thuốc này, bạn có thể áp dụng theo hai phương pháp sau:

 

Phương pháp 1: Lấy 2 đến 3 lá trầu không đem giã nhỏ với vài hạt muối rồi hòa với chút rượu, đợi 10 phút sau thì gạn hoặc lọc lấy phần nước trong. Sau đó, bạn cho bé súc miệng hai lần, mỗi lần cách nhau khoảng 5 phút bằng phần nước trầu không này để giúp răng bé bớt đau rõ rệt. Tuy nhiên, bạn nhớ dặn bé không được uống loại nước này nhé.

 

Phương pháp 2: Lấy 50g lá trầu không, 50g nghệ vàng, 50g búp bàng, rửa sạch, giã nhỏ rồi ngâm với rượu. Đến khi dùng thì đem đun cách thủy cho sôi khoảng 30 phút, để nguội rồi cho bé ngậm trong 5 – 10 phút. Hoặc bạn cũng có thể dùng tăm bông thấm vào dung dịch này thoa vào chỗ răng sâu của bé rồi để bé nhổ nước thuốc đi.

 

Lá trầu không là bài thuốc dân gian trị sâu răng cho trẻ hiệu quả

Lá trầu không là bài thuốc dân gian trị sâu răng cho trẻ hiệu quả

 

2. Cây giao (cây xương cá)

 

Để sử dụng cây giao trong việc trị sâu răng cho bé, bạn chỉ cần ngắt một cành cây của nó rồi lấy bông tẩm lấy phần nhựa tiết ra, thoa vào chỗ răng đau. Nhựa của loài cây này có tác dụng trị đau răng rất hiệu quả và nếu kiên trì áp dụng bài thuốc này, con bạn sẽ hết sâu răng.

 

3. Vỏ xoài

 

Bạn lấy 3 miếng vỏ xoài có kích thước khoảng bằng một bàn tay, cạo bỏ phần bên ngoài, cắt nhỏ rồi sắc với 3 phần nước cho đến khi chỉ còn 2 phần, cứ 3 phần nước thì bạn cho thêm 1 phần rượu rồi cất vào chai dùng dần. Mỗi lần dùng, bạn lấy khoảng 1 bát nước nhỏ, cho bé ngậm 10 phút rồi súc miệng nhổ đi. Một ngày, bé cần ngậm 4 lần vào buổi sáng, sau hai bữa ăn và vào buổi tối.

 

Vỏ xoài có thể dùng để trị sâu răng cho bé

Vỏ xoài có thể dùng để trị sâu răng cho bé

 

4. Húng quế và tiêu đen

 

Sử dụng húng quế và tiêu đen cũng là một bài thuốc dân gian trị sâu răng cho trẻ hiệu quả được nhiều người áp dụng. Bạn chỉ cần lấy một lượng húng quế và tiêu đen bằng nhau, rửa sạch rồi giã nhỏ để tạo thành một hỗn hợp bột sền sệt. Sau đó, bạn đắp hỗn hợp này lên vùng răng sâu cho bé để giúp bé giảm đau ngay lập tức. Do hai nguyên liệu này có vị rất cay nên bạn lưu ý chỉ nên dùng một lượng nhỏ cho mỗi lần áp dụng thôi nhé.

 

5. Gừng

 

Ông bà ta thường sử dụng gừng để trị sâu răng và bạn hoàn toàn có thể áp dụng bài thuốc này đối với trẻ bằng cách lấy gừng tươi rửa sạch, giã nhỏ, trộn với vài hạt muối rồi đắp trực tiếp lên kẽ răng bị sâu của bé. Lặp lại điều này vài lần bé sẽ giảm hẳn đau và răng sâu.

 

6. Nước chanh

 

Chanh có tính kháng khuẩn cao nhờ thành phần axit có trong nó. Vì vậy, bạn có thể sử dụng loại quả này như một bài thuốc dân gian trị sâu răng cho trẻ bằng cách lấy nước chanh hòa với chút muối rồi cho bé uống. Điều này sẽ làm giảm những cơn đau do sâu răng gây ra.

 

Do có tính kháng khuẩn nên nước chanh có thể làm giảm đau răng

Do có tính kháng khuẩn nên nước chanh có thể làm giảm đau răng

 

7. Hoa cúc vàng

 

Bạn lấy một nắm vừa đủ hoa cúc vàng, rửa sạch với muối rồi cho bé đặt lên chỗ răng sâu, nhai dần dần cho đến khi bé hết đau răng thì nhổ ra. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lấy hoa cúc vàng khô ngâm với rượu trắng rồi cho bé ngậm nước đó khoảng  2 – 3 lần/ngày để trị sâu răng.

 

Minh Lan

The post Mách mẹ 7 bài thuốc dân gian trị sâu răng cho trẻ appeared first on Ha Long Bay - Du lịch Hạ Long - Tour du lịch Hạ Long Bay.

]]>
https://www.halongbay.net.vn/cam-nang/me-va-be/mach-me-7-bai-thuoc-dan-gian-tri-sau-rang-cho-tre.html/feed 0
Những mệt mỏi khi mang thai bà bầu cần biết https://www.halongbay.net.vn/cam-nang/me-va-be/nhung-met-moi-khi-mang-thai-ba-bau-can-biet.html https://www.halongbay.net.vn/cam-nang/me-va-be/nhung-met-moi-khi-mang-thai-ba-bau-can-biet.html#respond Fri, 25 Nov 2016 13:55:39 +0000 http://www.halongbay.net.vn/?p=6211 Mệt mỏi khi mang thai là tình trạng rất phổ biến, thường xuất hiện nhiều nhất trong 3 tháng đầu […]

The post Những mệt mỏi khi mang thai bà bầu cần biết appeared first on Ha Long Bay - Du lịch Hạ Long - Tour du lịch Hạ Long Bay.

]]>
Mệt mỏi khi mang thai là tình trạng rất phổ biến, thường xuất hiện nhiều nhất trong 3 tháng đầu tiên và những tháng cuối của thai kỳ. Vào từng thời điểm, giai đoạn sự mệt mỏi của bà bầu có thể do những nguyên nhân khác nhau gây nên.

Dưới đây là những mệt mỏi khi mang thai bà bầu cần biết.

1.Mệt mỏi trong 3 tháng đầu thai kì.

Bà bầu bị ốm nghén mệt mỏi 3 tháng đầu

Bà bầu bị ốm nghén mệt mỏi 3 tháng đầu

3 tháng đầu thai kì là giai đoạn khó khăn nhất và mệt mỏi nhất đối với các mẹ bầu.

– Ốm nghén là tình trạng phổ biến nhất trong 3 tháng đầu, khiến chị em có cảm giác mệt mỏi và kiệt sức. Nôn và buồn nôn là biểu hiện đặc trưng của ốm nghén, kèm theo đó là cảm giác nhạy cảm với mùi thức ăn ở phụ nữ mang thai giai đoạn đầu. Để khắc phục mẹ bầu hãy chia nhỏ 3 bữa chính thành nhiều bữa nhỏ trong một ngày; tránh những loại thức ăn có mùi tanh khiến bạn cảm thấy buồn nôn và thực phẩm nhiều chất béo, đồ chiên dầu mỡ; cho gừng vào các món ăn sẽ giúp bà bầu hạn chế buồn nôn, hoặc có thể uống trà gừng vào mỗi sáng.

– Sự gia tăng hooc môn progesterone trong 3 tháng đầu thai kì khiến hệ tiêu hóa của mẹ hoạt động chậm hơn bình thường và gây nên chứng táo bón. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến bà bầu mệt mỏi.

– Quá trình hình thành thai nhi trong 3 tháng đầu làm tiêu hao nguồn năng lượng của cơ thể người mẹ. Chính vì vậy mẹ bầu có thể cảm thấy đau đầu và choáng váng.

2.Mệt mỏi trong khoảng thời gian 3 tháng giữa thai kì.

Bà bầu 3 tháng giữa cảm thấy khó thở

Bà bầu 3 tháng giữa cảm thấy khó thở

Khoảng thời gian này cơ thể mẹ bầu đã dần thích nghi với sự xuất hiện của em bé trong bụng, đây là giai đoạn thoải mái nhất trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, bà bầu vẫn cảm thấy mệt mỏi và lo lắng.

– Thai nhi trong bụng đang bắt đầu lớn dần, gây ra áp lực đối với dây chằng quanh vùng bụng dưới. Vì vậy mẹ bầu sẽ cảm thấy đau nhói và đôi khi cơn đau còn trở nên nặng hơn.

– Những lo lắng luôn là điều thường trực trong đầu của các mẹ bầu, nào là lo lắng về sự phát triển của thai nhi, những nguy cơ tiềm ẩn gây ảnh hưởng xấu đến con… Đôi khi chỉ vì mẹ bầu quá lo lắng nên tự khiến bản thân mệt mỏi, bất an.

– Thai nhi trong bụng mẹ ngày một lớn hơn, kéo theo đó là sức ép lên lồng ngực và phổi cũng tăng lên khiến mẹ bầu cảm thấy khó thở nhiều hơn.

3.Mệt mỏi trong trong khoảng thời gian 3 tháng cuối thai kì.

Bà bầu 3 tháng cuối cảm thấy đau lưng

Bà bầu 3 tháng cuối cảm thấy đau lưng

Bước vào 3 tháng cuối thai kì bà bầu trở nên nặng nề hơn hẳn đồng thời cảm giác mệt mỏi cũng tăng lên gấp bội phần.

– Trọng lượng của thai nhi trong bụng mẹ chính là áp lực lớn gây ra những cơn đau lưng khó chịu. Đôi khi đau lưng còn khiến mẹ bầu mất ngủ và mệt mỏi hơn.

– Hiện tượng phổ biến nhất trong những tháng cuối của thai kỳ chính là phù nề. Tuy không gây ảnh hưởng đối với thai nhi nhưng lại khiến mẹ bầu cảm thấy bất tiện và mệt mỏi.

– Mặc dù bà bầu đã biết ngày dự sinh nhưng vẫn luôn lo lắng không yên về ngày em bé chào đời. Bên cạnh đó còn là nỗi sợ phải trải qua quá trình vượt cạn đau đớn tạo áp lực tinh thần cho các mẹ bầu.

Kim Thúy (t/h)

The post Những mệt mỏi khi mang thai bà bầu cần biết appeared first on Ha Long Bay - Du lịch Hạ Long - Tour du lịch Hạ Long Bay.

]]>
https://www.halongbay.net.vn/cam-nang/me-va-be/nhung-met-moi-khi-mang-thai-ba-bau-can-biet.html/feed 0
Bỏ túi những bí quyết dạy bé tự lập từ nhỏ https://www.halongbay.net.vn/cam-nang/me-va-be/bo-tui-nhung-bi-quyet-day-tu-lap-tu-nho.html https://www.halongbay.net.vn/cam-nang/me-va-be/bo-tui-nhung-bi-quyet-day-tu-lap-tu-nho.html#respond Fri, 04 Nov 2016 14:58:38 +0000 http://www.halongbay.net.vn/?p=6185 Tự lập là một đức tính và thái độ sống cần thiết đối với bất kỳ một đứa trẻ nào […]

The post Bỏ túi những bí quyết dạy bé tự lập từ nhỏ appeared first on Ha Long Bay - Du lịch Hạ Long - Tour du lịch Hạ Long Bay.

]]>
Tự lập là một đức tính và thái độ sống cần thiết đối với bất kỳ một đứa trẻ nào bởi nó giúp trẻ định hình được hành vi, tính cách của mình theo hướng tích cực trong tương lai. Do đó, dạy bé tự lập từ nhỏ là việc mà các bậc phụ huynh nên làm với con mình để bé có được đức tính này ngay từ những năm tháng đầu đời.

 

Bắt đầu từ những việc nhỏ nhất

 

Trẻ nhỏ luôn có xu hướng dựa dẫm vào những người thân quanh mình, trước hết là bố mẹ, sau đó là ông bà hay anh chị em lớn trong nhà. Điều này khiến nhiều bậc làm ba mẹ có thói quen bao bọc con quá kỹ, luôn làm thay bé những công việc mà vốn dĩ bé đã có thể tự làm. Do vậy, để có thể dạy bé tự lập từ nhỏ, đầu tiên bạn cần bắt đầu từ những việc nhỏ nhất như không bế bé quá nhiều trong ngày mà hãy nằm trên giường và chơi cùng bé, khi cho bé ngủ, thay vì bế bé đưa đi đưa lại nhiều lần thì bạn chỉ cần vỗ vào người bé một lúc rồi để bé tự đi vào giấc ngủ.

 

Khi bé lớn lên và đã có thể cầm thìa thì bạn nên để bé tự xúc lấy đồ ăn, tự chọn những món mà bé thích. Lúc này, vai trò của bạn không phải là người làm thay bé mà là người ngồi bên cạnh và chỉ bé cách thực hiện của những công việc này.

 

Tự xúc đồ ăn là một trong những hành động thể hiện sự tự lập đầu tiên của bé

Tự xúc đồ ăn là một trong những hành động thể hiện sự tự lập đầu tiên của bé

 

Giao việc cho bé

 

Giao việc cho bé cũng là một trong những bí quyết dạy bé tự lập từ nhỏ. Việc ở đây có nghĩa là những công việc vừa sức và phù hợp với khả năng của bé như cho bé tự đi lấy nước, tự dọn dẹp đồ chơi sau khi chơi xong hay tự vệ sinh cá nhân mỗi buổi sáng thức dậy.

 

Bên cạnh đó, nếu có thể bạn cũng nên sắp xếp một vài công việc cho bé trong cuộc sống hàng ngày như trước khi ăn bé phải lấy chén, muỗng hay trước khi đi tắm, bé phải đi lấy quần áo. Sau một thời gian, điều này sẽ hình thành nhiều thói quen tốt cho bé và giúp bé tự nhận ra mình có thể làm được nhiều việc mà không cần đến sự trợ giúp của ba mẹ.

 

Mẹ nên giao công việc thu dọn đồ chơi cho bé

Mẹ nên giao công việc thu dọn đồ chơi cho bé

 

Khen ngợi và cổ vũ

 

Để có thể dạy bé tự lập từ nhỏ hiệu quả, bạn đừng quên dành cho bé sự khen ngợi và những lời cổ vũ mỗi khi làm bé tự làm được một việc gì đó. Mặt khác, khi bé làm giùm bạn một công việc nhỏ, bạn cũng nên nói với bé câu cảm ơn để kích thích bé tiếp tục làm việc này vào những lần sau. Song song đó, bạn cần tránh tỏ thái độ chê bai, chọc ghẹo khi bé không làm được hoặc làm hỏng việc vì điều này sẽ khiến bé tự ti, mặc cảm về bản thân mình.

 

Cùng hành động với bé

 

Trước khi bé có thể làm được một việc gì đó một mình, bé phải trải qua quá trình được “cùng hành động” với người khác. Vì vậy, bạn nên dành thời gian để cùng bé làm một số việc như cùng bé rửa tay, cùng bé đánh răng, cùng bé dọn đồ chơi,… Sau khi bé đã làm quen những việc này, bé có thể tự làm chúng một mình mà không cần bạn làm cùng nữa.

 

Mẹ nên cùng bé đánh răng

Mẹ nên cùng bé đánh răng

 

Cho bé tham gia nhiều hoạt động

 

Bạn không nên giới hạn mối quan hệ của bé chỉ ở nhà, ở trường mà nên cho bé tham gia nhiều hoạt động xã hội và tiếp xúc với nhiều người xung quanh. Bạn có thể cho bé tham gia các câu lạc bộ hay những bữa tiệc nhỏ của bạn bè để bé dạn dĩ, tự tin và chín chắn hơn trong suy nghĩ và hành động. Từ đó, sự tự lập của bé cũng có nền tảng để phát triển tốt hơn.

 

Thu Thảo 

The post Bỏ túi những bí quyết dạy bé tự lập từ nhỏ appeared first on Ha Long Bay - Du lịch Hạ Long - Tour du lịch Hạ Long Bay.

]]>
https://www.halongbay.net.vn/cam-nang/me-va-be/bo-tui-nhung-bi-quyet-day-tu-lap-tu-nho.html/feed 0
Bí kíp chăm sóc cửa sổ tâm hồn cho bé yêu chuẩn khoa học https://www.halongbay.net.vn/cam-nang/me-va-be/bi-kip-cham-soc-cua-tam-hon-cho-yeu-chuan-khoa-hoc.html https://www.halongbay.net.vn/cam-nang/me-va-be/bi-kip-cham-soc-cua-tam-hon-cho-yeu-chuan-khoa-hoc.html#respond Mon, 24 Oct 2016 15:23:56 +0000 http://www.halongbay.net.vn/?p=6166 Sau khi sinh, trẻ thường có dấu hiệu chảy nước mắt đi kèm theo ghèn, nếu không biết chăm sóc […]

The post Bí kíp chăm sóc cửa sổ tâm hồn cho bé yêu chuẩn khoa học appeared first on Ha Long Bay - Du lịch Hạ Long - Tour du lịch Hạ Long Bay.

]]>
Sau khi sinh, trẻ thường có dấu hiệu chảy nước mắt đi kèm theo ghèn, nếu không biết chăm sóc đúng cách thì rất có thể cửa sổ tâm hồn của bé sẽ xảy ra tình trạng viêm kết mạc. Để đảm bảo bé yêu nhà bạn có đôi mắt khỏe và đẹp thì mẹ không nên bỏ qua một số điều dưới đây trong việc chăm sóc đôi mắt của trẻ sơ sinh.

Để tránh phải tình trạng viêm kết mạc mắt bé, mẹ cần phải có phương pháp chăm sóc đúng cách

Để tránh phải tình trạng viêm kết mạc mắt bé, mẹ cần phải có phương pháp chăm sóc đúng cách

Nguy cơ nhiễm trùng mắt của trẻ sơ sinh

Ngày đầu sau khi sinh, trẻ thường bị chảy nước mắt và có ghèn, bé cũng có thể xảy ra tình trạng viêm kết mạc mắt ở tuần đầu nếu mẹ không biết chăm sóc đúng cách. Ở một số trường hợp, trẻ sơ sinh cũng có thể mắc các bệnh nhiễm khuẩn về mắt rất nặng, thậm chí có thể dẫn đến mù ngay trong tháng đầu tiên sau khi sinh.

Trẻ có thể mắc bệnh nhiễm trùng mắt ngay từ khi còn trong bụng mẹ, sau khi sinh hoặc bị lây từ người khác, các tác nhân chính gây bệnh này cho bé đó là Neisseria gonorrhoeae – một loại vi trùng gây bệnh lậu, Chlamydia trachomatis – vi trùng roi và Staphylococcus aureus, trong đó tác nhân Neisseria gonorrhoeae là nguy hiểm nhất, nếu không được điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến bị mù ở bé.

Cách vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh

Mẹ nên dùng bông gòn đã được tiệt trùng, tẩm nước muối sinh lý và vệ sinh mắt cho bé

Mẹ nên dùng bông gòn đã được tiệt trùng, tẩm nước muối sinh lý và vệ sinh mắt cho bé

Sau khi sinh, mắt bé thường có dấu hiệu sưng đỏ do sự tác động của nước ối, tuy đây là hiện tượng rất bình thường nhưng mẹ cũng vẫn nên chú ý chăm sóc cẩn thận cho mắt bé, bởi ở giai đoạn này, mắt bé còn rất yếu, lông mi thường bị dính vào buổi sáng.

Do vậy, bên cạnh việc vệ sinh thân thể bé thì mẹ cũng nên kết hợp việc chăm sóc đôi mắt cho bé bằng cách dùng một miếng bông gòn đã được tiệt trùng nhúng vào nước muối sinh lý và lau sạch một bên mắt cho bé, bên còn lại cũng làm tương tự với một bông gòn khác.

Tiến hành lau mắt cho bé từ vùng sạch nhất để tránh các ghèn mắt của bé bị lan tỏa ra các khu vực khác. Mẹ cũng nên lưu ý trong lúc chăm sóc mắt cho bé, nếu phát hiện mắt bé bị sung huyết kết mạc và ra gỉ mắt nhiều thì mẹ nên nhỏ mắt cho bé theo sự chỉ định của bác sĩ.

Để tránh việc trẻ bị nôn trớ, mẹ hãy vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh sau bữa ăn khoảng 30 phút. Mỗi ngày, mẹ nên vệ sinh mắt cho bé 2 lần, mẹ cũng nên lưu ý, cần vệ sinh mắt theo sự chỉ định của bác sĩ, nhất là khi bé gặp phải các tình trạng bệnh lý về mắt.

Phòng ngừa nhiễm khuẩn mắt ở trẻ sơ sinh

Nếu mắt trẻ có dấu hiệu sưng, mẹ nên đưa bé đến ngay bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời

Nếu mắt trẻ có dấu hiệu sưng, mẹ nên đưa bé đến ngay bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời

Khi chăm sóc mắt bé, cần phải rửa tay thật sạch và sử dụng các dụng cụ, thiết bị sạch. Bên cạnh đó, môi trường xung quanh cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới mắt bé. Do vậy, mẹ cũng cần phải giữ cho môi trường xung quanh được sạch sẽ để phòng ngừa nhiễm khuẩn ở mắt bé.

Trẻ sinh ra thường có nguy cơ viêm kết mạc mắt cao hơn nếu như mẹ bị viêm nhiễm đường sinh dục mà chưa được điều trị hay điều trị chưa dứt điểm. Mẹ cũng nên lưu ý cần phải thông báo ngay cho bác sĩ nếu thấy mắt trẻ bị sưng hay có nhiều ghèn để sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời và có cách chăm sóc mắt bé đúng cách theo sự chỉ định của bác sĩ.

Một số lưu ý để bảo vệ đôi mắt cho bé cho trẻ sơ sinh

Khi bé đi ngủ, không nên để đèn và mở rèm cửa

Khi bé đi ngủ, không nên để đèn và mở rèm cửa

– Không nên để ánh sáng trong phòng ngủ của bé quá mạnh, khi bé ngủ không nên để đèn cũng như mở rèm cửa để ánh sáng trực tiếp chiếu vào phòng, như vậy sẽ không hề tốt cho mắt bé trong quá trình mắt bé đang muốn được nghỉ ngơi.

– Ánh sáng nơi bé ngủ cần phải có sự hài hòa, bởi nếu một bên ánh sáng mạnh và một bên ánh sáng yếu sẽ khiến cho sự điều tiết của hai đồng tử  mắt bé không hài hòa, có thể ảnh hưởng đến thị lực sau này của bé.

– Nếu mắt bé có biểu hiện bất thường như sưng đỏ, đổ ghèn thì mẹ nên đưa bé đến bác sĩ ngay để có phương pháp chữa trị kịp thời.

– Những loại thực phẩm rất tốt cho mắt như trứng, gà, gan cá, gan lợn, rau củ quả có màu sáng đậm và vitamin A cũng rất tốt cho mắt bé. Do vậy, mẹ không nên bỏ qua những loại thực phẩm này vào chế độ dinh dưỡng của mình để có nguồn sữa lợi cho mắt bé nhé.

– Khi bé bị dị vật rơi vào mắt, mẹ nên kiểm tra mí mắt nhẹ nhàng xem có dị vật hay không, dùng nước sạch hay nước muối sơ cứu mắt bé. Khi lấy được dị vật, mẹ cũng nên rửa lại mắt bé bằng nước muối hoặc nước ấm lần nữa. Đối với những dị vật khó lấy và đã đâm vào nhãn cầu của bé thì tốt nhất không nên lấy để tránh làm tổn thương mắt nặng hơn cho bé.

– Khi đưa bé ra ngoài, mẹ nên trang bị cho bé đầy đủ ngoài mũ rộng vành và quần áo dài tay thì mẹ cũng nên đeo kính râm để bảo vệ mắt bé khỏi tia tử ngoại. Cần tránh xa tầm nhìn của bé các loại hóa chất độc hại hay chất tẩy rửa. Mẹ nên đưa trẻ đi khám mắt định kỳ để bảo vệ mắt bé và có biện pháp khắc phục kịp thời.

Pha Lê (t/h)

 

The post Bí kíp chăm sóc cửa sổ tâm hồn cho bé yêu chuẩn khoa học appeared first on Ha Long Bay - Du lịch Hạ Long - Tour du lịch Hạ Long Bay.

]]>
https://www.halongbay.net.vn/cam-nang/me-va-be/bi-kip-cham-soc-cua-tam-hon-cho-yeu-chuan-khoa-hoc.html/feed 0
Dấu hiệu vàng da ở trẻ sơ sinh và cách điều trị https://www.halongbay.net.vn/cam-nang/me-va-be/dau-hieu-vang-da-o-tre-sinh-va-cach-dieu-tri.html https://www.halongbay.net.vn/cam-nang/me-va-be/dau-hieu-vang-da-o-tre-sinh-va-cach-dieu-tri.html#respond Mon, 10 Oct 2016 15:36:26 +0000 http://www.halongbay.net.vn/?p=6140 Vàng ra là một hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh do tăng bilirubin, một sắc tố màu vàng […]

The post Dấu hiệu vàng da ở trẻ sơ sinh và cách điều trị appeared first on Ha Long Bay - Du lịch Hạ Long - Tour du lịch Hạ Long Bay.

]]>
Vàng ra là một hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh do tăng bilirubin, một sắc tố màu vàng trong máu gây ra, nó có thể ở mức độ nhẹ nhưng cũng có thể  gây mức độ nặng. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ gây ra nhiều biến chứng không lường tới, thậm chí là sẽ bị tử vong và bại não suốt đời.

Vàng da là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh

Vàng da là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh

Để tránh gặp phải những biến chứng không như mong muốn nói trên, bài viết dưới đây sẽ giúp cho các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về căn bệnh vàng da cũng như là cách chăm sóc, chữa trị đúng cách khi bé gặp phải tình trạng này, cùng tham khảo để giúp bé yêu nhà mình luôn mạnh khỏe và phát triển tốt nhất nhé!

Những dấu hiệu nhận biết bé bị bệnh vàng da

Có rất nhiều dấu hiệu để mẹ có thể nhận biết đây là chứng bệnh vàng da của bé chẳng hạn như nước tiểu có màu tối hoặc màu vàng, bởi trẻ sơ sinh bình thường thì nước tiểu sẽ không có màu hay phân nhạt màu, trong khi đó trẻ sơ sinh bình thường sẽ có phân màu vàng hoặc da cam.

Bên cạnh đó còn có những dấu hiệu rất dễ nhận biết mà mẹ chỉ cần quan sát bên ngoài như hiện tượng bé bị vàng vùng tròng trắng của mắt hay dùng tay ấn vào vùng trán, mặt, ngực, bụng, đùi, lòng bàn tay, bàn chân… thấy màu vàng. Tất cả các triệu chứng đó sẽ thường biến mất khi bé được khoảng 2 tuần tuổi mà không cần phải uống thuốc.

Thông thường, trong vòng 72 giờ sau sinh, bé sẽ được thăm khám để xem xét tình trạng vàng da. Nếu như sau thời điểm này, bé nhà bạn xuất hiện tình trạng vàng da thì nên báo cho bác sĩ để được tư vấn.

Sau khi xuất viện, bé bị xuất hiện tình trạng vàng da thì mẹ nên báo ngay cho bác sĩ

Sau khi xuất viện, bé bị xuất hiện tình trạng vàng da thì mẹ nên báo ngay cho bác sĩ

Nguyên nhân gây vàng da ở bé

Trên thực tế, chứng vàng da ở trẻ sơ sinh chiếm gần 30% ở trẻ đủ tháng và chiếm đa số ở trẻ sinh non. Nguyên nhân này là do sau khi sinh, trẻ sơ sinh bắt đầu hô hấp bằng phổi và không cần đến sự trợ giúp của các hồng huyết cầu mà thay vào đó là tiến hành loại bỏ các hồng huyết cầu thừa ra khỏi cơ thể. Quá trình này làm sản sinh ra các bilirubin, một sắc tố màu vàng có trong máu trẻ.

Tuy rằng gan có chức năng loại thải các bilirubin này ra khỏi máu và chuyển ra ngoài qua đường tiết niệu của trẻ, thế nhưng gan của bé lại chưa đủ trưởng thành để lọc bỏ hết các loại chất đó. Hiện tượng vàng da sẽ thường xuất hiện khi bé được 2 tuần tuổi, khi đó gan của bé cũng đã phát triển đầy đủ và có thể loại bỏ chất bilirubin và khiến cho căn bệnh vàng da tự khỏi.

Tuy nhiên, có một số trường hợp vàng da sẽ xuất hiện sớm, có thể là trong vòng 24 giờ sau sinh. Điều này cho thấy, nguyên nhân gây vàng da là do một căn bệnh tiềm tàng nào đó đã có từ trước và cũng có những trường hợp trẻ sơ sinh có lượng bilirubin rất cao, nên cần phải được chữa trị.

Cách chữa trị bệnh vàng da

Chiếu đèn là phương pháp đơn giản và hiệu quả để chữa chứng vàng da ở trẻ sơ sinh

Chiếu đèn là phương pháp đơn giản và hiệu quả để chữa chứng vàng da ở trẻ sơ sinh

Bệnh vàng da tuy không nghiêm trọng nhưng các bậc phụ huynh cũng nên lưu ý cần phải cho bé đến bệnh viện ngay nếu như chất bilirubin quá cao để tránh nguy cơ chất này di chuyển đến não và gây hư hại não.

Có ba phương pháp thường được sử dụng để điều trị vàng da cho trẻ sơ sinh đó là cung cấp đủ nước và năng lượng bằng cách cho con bú hoặc qua truyền dịch, chiếu đèn, truyền máu. Trong đó, chiếu đèn là phương pháp hiệu quả nhất, bé sẽ được nằm trong lồng chiếu đèn giúp chuyển bilirubin thành một dạng dễ phân hủy, giúp gan dễ dàng xử lý.

Còn nếu như bé có nguy cơ bị nhiễm độc bilirubin cao thì bác sĩ có thể xem xét biện pháp truyền máu. Trong đó, một phần máu của bé sẽ được thay thế để giảm bớt nồng độ bilirubin. Tóm lại, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ có thể chọn phương pháp chữa trị phù hợp hoặc kết hợp tất cả các phương pháp trên để thực hiện nhằm đưa ra kết quả tốt nhất.

Ngoài sử dụng các liệu pháp trên thì mẹ cũng nên lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho trẻ, nên cho trẻ ăn nhiều và bú nhiều trong thời điểm này, bởi đây là cách để bé có thể đào thải bilirubin ra ngoài cơ thể và mẹ cũng đừng quên việc tắm nắng cho bé vào mỗi buổi sáng nhé.

Yến Nhi (t/h)

The post Dấu hiệu vàng da ở trẻ sơ sinh và cách điều trị appeared first on Ha Long Bay - Du lịch Hạ Long - Tour du lịch Hạ Long Bay.

]]>
https://www.halongbay.net.vn/cam-nang/me-va-be/dau-hieu-vang-da-o-tre-sinh-va-cach-dieu-tri.html/feed 0
Những thực phẩm có tác dụng phòng sởi cho bé hiệu quả https://www.halongbay.net.vn/cam-nang/me-va-be/nhung-thuc-pham-co-tac-dung-phong-soi-cho-be-hieu-qua.html https://www.halongbay.net.vn/cam-nang/me-va-be/nhung-thuc-pham-co-tac-dung-phong-soi-cho-be-hieu-qua.html#respond Fri, 07 Oct 2016 15:54:39 +0000 http://www.halongbay.net.vn/?p=6129 Sởi là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì […]

The post Những thực phẩm có tác dụng phòng sởi cho bé hiệu quả appeared first on Ha Long Bay - Du lịch Hạ Long - Tour du lịch Hạ Long Bay.

]]>
Sởi là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, để ngăn ngừa căn bệnh này, bạn có thể cho bé ăn những thực phẩm có tác dụng phòng sởi cho bé hiệu quả được gợi ý sau đây.

 

Thực phẩm giàu kẽm

 

Kẽm là khoáng chất quan trọng có tác dụng hạn chế sự phát triển của vi khuẩn và virus bên trong cơ thể bé. Bên cạnh đó, khi được bổ sung kẽm đầy đủ, cơ thể bé cũng có sức đề kháng tốt hơn để phòng chống những căn bệnh do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Vì thế, để ngăn ngừa sởi cho bé, mẹ nên xây dựng cho bé một chế độ ăn với nhiều các thực phẩm giàu kẽm như rau bi na, nấm, thịt bò nạc, hải sản. Mặt khác, ăn lòng đỏ trứng, thịt gà, thịt heo nạc,… cũng giúp cơ thể bé hấp thu kẽm tốt hơn.

 

Thịt bò có nhiều sắt, giúp bé tăng cường sức đề kháng

Thịt bò có nhiều sắt, giúp bé tăng cường sức đề kháng

 

Rau củ quả

 

Rau củ quả cũng là một nhóm thực phẩm có tác dụng phòng sởi cho bé rất tốt nhờ hàm lượng cao các vitamin và khoáng chất thiết yếu có trong nó. Không những vậy, ăn nhiều rau củ quả còn giúp bé có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh để hấp thu được tối đa các dưỡng chất có trong các loại thực phẩm khác. Do đó, bạn đừng bỏ qua rau củ quả, nhất là những loại có chứa nhiều vitamin A như cà rốt, bí đỏ, đu đủ,… trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của bé.

 

Sữa chua

 

Sữa chua có chứa Probiotic – một vi khuẩn có lợi đóng vai trò quan trọng trong việc giúp bé cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa và phòng ngừa nhiều căn bệnh khác nhau, trong đó có sởi. Vì vậy, bạn có thể cho bé ăn sữa chua mỗi ngày sau bữa ăn chính với liều lượng thích hợp với độ tuổi của bé. Bạn cần lưu ý rằng bé phải từ đủ 6 tháng tuổi trở lên mới có thể ăn được sữa chua và khi cho bé ăn loại thực phẩm này, bạn không nên hâm nóng hay pha với nước nóng vì sẽ làm cản trở hoạt động của các lợi khuẩn có trong nó.

 

Sữa chua là thực phẩm có tác dụng phòng sởi cho bé hiệu quả

Sữa chua là thực phẩm có tác dụng phòng sởi cho bé hiệu quả

 

Tỏi

 

Do chứa nhiều chất kháng sinh và có khả năng chống lại các virus gây bệnh ở trẻ mà tỏi luôn được coi là thực phẩm có tác dụng phòng sởi cho bé hiệu quả. Tuy nhiên, do tỏi có vị hăng và mùi khá khó chịu nên bạn không nên cho bé ăn tỏi sống mà nên chế biến tỏi chín với các thực phẩm khác để giúp bé dễ ăn hơn. Một phương pháp chế biến tỏi đơn giản là bạn chỉ cần phi chúng thật vàng và thơm rồi cho thịt, cá, khoai tây, hoặc bí đỏ vào là đã có được những món ăn hấp dẫn và bổ dưỡng dành cho bé.

 

Canh thịt gà

 

Khi được nấu canh, thịt gà sẽ sản sinh ra Cysteine acid amin – một chất có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giúp bé có thể tránh xa những căn bệnh do virus gây nên. Ngoài ra, món ăn này còn giúp ngăn chặn sự phát triển của các tế bào viêm và cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể của bé. Do đó, đây cũng là món ăn cần được xuất hiện trong thực đơn của bé thường xuyên.

 

Canh thịt gà giúp bé có thể tránh xa những căn bệnh do virus gây nên

Canh thịt gà giúp bé có thể tránh xa những căn bệnh do virus gây nên

 

Yến mạch

 

Yến mạch được coi là thuốc kháng sinh tự nhiên có chứa beta – glucan giúp kháng khuẩn và chống lại quá trình oxi hóa ở cơ thể bé. Từ đó, yến mạch có khả năng làm giảm nguy cơ mắc sởi và các bệnh lý lây nhiễm khác ở trẻ. Hơn nữa, yến mạch còn chứa rất nhiều năng lượng, tốt cho cả hệ tiêu hóa lẫn hệ thần kinh của bé.

 

Song Ngư

The post Những thực phẩm có tác dụng phòng sởi cho bé hiệu quả appeared first on Ha Long Bay - Du lịch Hạ Long - Tour du lịch Hạ Long Bay.

]]>
https://www.halongbay.net.vn/cam-nang/me-va-be/nhung-thuc-pham-co-tac-dung-phong-soi-cho-be-hieu-qua.html/feed 0
Làm thế nào để giúp bé tăng cân sau ốm? https://www.halongbay.net.vn/cam-nang/me-va-be/lam-the-nao-de-giup-be-tang-can-sau-om.html https://www.halongbay.net.vn/cam-nang/me-va-be/lam-the-nao-de-giup-be-tang-can-sau-om.html#respond Thu, 29 Sep 2016 14:09:00 +0000 http://www.halongbay.net.vn/?p=6099 Làm thế nào để giúp bé tăng cân sau ốm là câu hỏi được nhiều bà mẹ quan tâm. Hiểu […]

The post Làm thế nào để giúp bé tăng cân sau ốm? appeared first on Ha Long Bay - Du lịch Hạ Long - Tour du lịch Hạ Long Bay.

]]>
Làm thế nào để giúp bé tăng cân sau ốm là câu hỏi được nhiều bà mẹ quan tâm. Hiểu được điều đó, bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn chế độ dinh dưỡng và cách ăn uống khoa học đối với trẻ vừa mới ốm dậy để con bạn mau hồi phục sức khỏe và tăng cân trở lại.

 

Tăng cường thực phẩm nhiều đạm trong chế độ ăn của bé

 

Để giúp bé tăng cân sau ốm, trước hết bạn phải có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý dành cho con yêu của mình. Trong đó, những thực phẩm nhiều đạm luôn là ưu tiên hàng đầu mà mẹ cần tăng cường cho con ăn. Vì vậy, thực đơn của bé trong giai đoạn này nên có một số thực phẩm như sữa, sữa chua, thịt, cá, trứng, sữa và các loại hải sản. Bên cạnh đó, bạn cũng nên bổ sung cho bé vitamin và chất xơ thông qua các loại rau, củ, quả để tăng cường sức đề kháng cho bé.

 

Mẹ nên tăng cường nhiều thực phẩm chứa đạm cho bé

Sau khi bé ốm, mẹ nên tăng cường nhiều thực phẩm chứa đạm cho bé

 

Do khoảng thời gian sau ốm là thời điểm mà khẩu vị lẫn hệ thống tiêu hóa của trẻ còn rất nhạy cảm nên bạn cần chú ý chỉ cho bé ăn những thực phẩm an toàn và được chế biến đảm bảo vệ sinh.

 

Tăng số lượng bữa ăn cho bé

 

Sau khi trẻ khỏi ốm, bạn nên tăng số lượng bữa ăn cho bé để giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn cũng như giúp bé có thể hấp thu tối đa chất dinh dưỡng. Vì thế, thay vì cho bé ăn 3 đến 4 bữa một ngày như trước kia, bạn có thể cho bé ăn 5 đến 6 bữa một ngày với các món ăn đa dạng. Như vậy, con bạn tăng cân sau ốm nhanh hơn.

 

Cho bé ăn những món dễ tiêu

 

Do cơ thể vẫn còn mệt mỏi và cần thời gian để hồi phục trở lại nên lúc này bé thường có cảm giác ngán ăn. Vì vậy, nếu muốn giúp bé tăng cân sau ốm, bạn nên cho bé ăn những món dễ tiêu như canh, súp, cháo loãng được thay đổi thành phần và khẩu vị thường xuyên để kích thích vị giác của bé. Ngoài ra, trong quá trình chế biến món ăn, bạn cũng nên hạn chế cho nhiều dầu mỡ vì điều này sẽ khiến bé vừa nhanh ngán, vừa bị khó tiêu.

 

Cháo là món ăn dễ tiêu giúp bé tăng cân sau ốm

Cháo là món ăn dễ tiêu giúp bé tăng cân sau ốm

 

Không ép trẻ ăn quá nhiều

 

Ép trẻ ăn quá nhiều là một trong những nguyên nhân khiến mẹ không thể giúp bé tăng cân sau ốm hiệu quả. Do đó, bạn không nên ép trẻ ăn quá nhiều mà chỉ nên cho trẻ ăn từng chút một với những món ăn dạng lỏng. Đồng thời, thay vì ép bé ăn nhiều cùng một lúc thì bạn nên chia nhỏ thực đơn và cho bé ăn nhiều lần trong ngày.

 

Nấu những món ăn mà bé thích

 

Cho con ăn những món ăn mà bé thích là một bí quyết giúp bé tăng cân sau ốm. Bởi được ăn những gì mình muốn bao giờ cũng tạo được hứng thú cho trẻ để ăn được nhiều hơn. Tuy nhiên, bạn cũng chỉ nên cho bé được ăn những gì mình thích có chọn lọc, tức là chỉ cho bé ăn những thực phẩm lành mạnh và tốt cho sức khỏe của bé.

 

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể giúp bé ăn được nhiều hơn sau khi ốm bằng sự sáng tạo trong cách chế biến món ăn như trang trí món ăn đẹp hơn, bắt mắt hơn nhằm kích thích vị giác của bé.

 

Trang trí món ăn đẹp mắt sẽ giúp kích thích bé ăn được nhiều hơn

Trang trí món ăn đẹp mắt sẽ giúp kích thích bé ăn được nhiều hơn

 

Cho bé uống đủ nước

 

Bé sẽ không thể tăng cân trở lại nếu như không được uống nước đầy đủ. Do vậy, ngoài một chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng thì bạn nên bổ sung đủ nước cho cơ thể bé bằng nước lọc, nước trái cây hoặc sữa. Nước sẽ giúp thanh lọc cơ thể bé, giúp bé xua tan cảm giác uể oải và mệt mỏi để ăn được nhiều hơn.

Thiên Phong

The post Làm thế nào để giúp bé tăng cân sau ốm? appeared first on Ha Long Bay - Du lịch Hạ Long - Tour du lịch Hạ Long Bay.

]]>
https://www.halongbay.net.vn/cam-nang/me-va-be/lam-the-nao-de-giup-be-tang-can-sau-om.html/feed 0
Mách cho mẹ cách chăm sóc trẻ bị bệnh chân tay miệng tại nhà https://www.halongbay.net.vn/cam-nang/me-va-be/mach-cho-cach-cham-soc-tre-bi-benh-chan-tay-mieng-tai-nha.html https://www.halongbay.net.vn/cam-nang/me-va-be/mach-cho-cach-cham-soc-tre-bi-benh-chan-tay-mieng-tai-nha.html#respond Thu, 22 Sep 2016 16:52:11 +0000 http://www.halongbay.net.vn/?p=6081 Bệnh chân tay miệng là một trong những loại bệnh nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, bệnh có mức độ […]

The post Mách cho mẹ cách chăm sóc trẻ bị bệnh chân tay miệng tại nhà appeared first on Ha Long Bay - Du lịch Hạ Long - Tour du lịch Hạ Long Bay.

]]>
Bệnh chân tay miệng là một trong những loại bệnh nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, bệnh có mức độ lây truyền nhanh chóng và dễ lây lan thành dịch bệnh. Vì vậy, các mẹ cần biết cách chăm sóc trẻ bị bệnh chân tay miệng tại nhà đúng khoa học để bảo vệ an toàn sức khỏe cho con trẻ và hạn chế lây bệnh cho các bé khác.

Mách cho mẹ cách chăm sóc trẻ bị bệnh chân tay miệng tại nhà

Mách cho mẹ cách chăm sóc trẻ bị bệnh chân tay miệng tại nhà

Dưới đây là cách chăm sóc trẻ bị bệnh chân tay miệng tại nhà.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị bệnh chân tay miệng.

Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ bị chân tay miệng

Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ bị chân tay miệng

– Trẻ bị bệnh chân tay miệng sẽ mọc nốt nước ở chân tay và trong miệng. Vì vậy các bé thường rất khó khăn khi ăn uống. Mẹ cần chọn lựa những loại thức ăn mềm, mịn, mát để bé cảm thấy dễ chịu ăn. Gợi ý những thực phẩm có thể dùng cho trẻ lúc này là: cháo, súp, bột dinh dưỡng, sữa, sữa chua, phô mai, bánh Flan,…

– Trong trường hợp trẻ ăn kém, mẹ đừng cố ép cho con ăn giống thường ngày, hãy chia nhỏ các bữa ăn và cho trẻ ăn thành nhiều lần trong ngày. Mỗi bữa ăn của bé nên cách nhau từ 3 – 4 giờ.

– Khi cho bé ăn, mẹ nên dùng loại thìa có cỡ nhỏ, không có cạnh để tránh đụng vào các vết loét trong miệng gây đau đớn cho trẻ.

– Nên tăng cường bổ sung Vitamin C giúp tăng sức đề kháng cho trẻ bằng các loại nước ép hoa quả tươi mát và rau xanh.

– Nếu trẻ còn bú sữa mẹ, nên duy trì cho bú và có thể tăng số lần cho bé bú nhiều hơn trong ngày.

– Khi thấy trẻ đã giảm bệnh, mẹ nên chuyển dần về thói quen ăn uống như bình thường.

Giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ bị bệnh chân tay miệng sạch sẽ.

Rửa tay thường xuyên cho trẻ

Rửa tay thường xuyên cho trẻ

– Mẹ hãy tắm rửa sạch sẽ cho trẻ mỗi ngày bằng nước sạch và dùng xà bông tắm.

– Thường xuyên rửa tay sạch sẽ cho trẻ bằng xà phòng và nước sạch, nên rửa tay dưới vòi nước đang chảy để ngăn ngừa tình trạng tái nhiễm bệnh. Hãy khuyến khích các bé tự chủ động rửa tay và giữ vệ sinh sạch sẽ.

– Quần áo và tã lót của trẻ bệnh chân tay miệng nên được sát khuẩn bằng cách ngâm dung dịch Cloramin B 2% hoặc luộc với nước sôi trước khi giặt.

– Các vật dụng cá nhân của trẻ như ly uống nước, chén ăn cơm, muỗng ăn… nên được luộc sôi khử trùng và sử dụng riêng biệt.

– Ngoài ra, nơi ở của trẻ cần phải thông thoáng, sàn nhà phải được lau chùi thường xuyên bằng các dung dịch khử khuẩn để bảo đảm sạch sẽ và an toàn cho trẻ sinh hoạt.

– Lưu ý, tránh những quan điểm sai lầm mà các mẹ vẫn hay mắc phải khi chăm sóc bé bị chân tay miệng: Kiêng tắm, kiêng gió, châm chích cho mụn nước mau vỡ ra. Những quan niệm sai lầm này là nguyên nhân khiến bệnh tay chân miệng trở nên trầm trọng hơn, tăng nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn và gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nhỏ.

Cách ly trẻ bị chân tay miệng đúng cách.

– Trẻ được xác định bị mắc bệnh chân tay miệng phải nghỉ học từ 7 – 10 ngày để tránh sự lây lan.

– Trường hợp gia đình có nhiều trẻ nhỏ phải cách ly tuyệt đối giữa trẻ bệnh và trẻ lành. Chú ý giám sát chặt chẽ các hoạt động của trẻ bị bệnh chân tay miệng trong sinh hoạt hàng ngày.

– Người lớn chăm sóc trẻ bị bệnh và người tiếp xúc với trẻ nên mang khẩu trang y tế và rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với trẻ.

Ý Nhân (t/h)

 

The post Mách cho mẹ cách chăm sóc trẻ bị bệnh chân tay miệng tại nhà appeared first on Ha Long Bay - Du lịch Hạ Long - Tour du lịch Hạ Long Bay.

]]>
https://www.halongbay.net.vn/cam-nang/me-va-be/mach-cho-cach-cham-soc-tre-bi-benh-chan-tay-mieng-tai-nha.html/feed 0